Level 1: Bài 2.3: Khái niệm giọng âm giai

I. Lý thuyết quan trọng

+ Có 12 bộ giọng (âm giai). Một bài hát có thể chơi trên 12 bộ giọng đó (tone giọng). Và ca sĩ khi biểu diễn chỉ chọn một giọng hợp với họ


+ Giọng (âm giai) có 3 tính chất:
– Bộ các nốt nhạc
– Tuân theo qui luật nhất định
– Thể hiện 1 tính chất khi vang lên

=> Từ giọng sinh ra nốt nhạc, và các hợp âm cấu tạo lên giọng đó (bài hát đó). Hợp âm để chơi đệm, hợp âm và nốt nhạc để chơi Solo. 

Giọng là cái quan trọng gần như là nhất:

Ví dụ giọng C có 7 nốt C, D, E, F , G , A, B, C và các hợp âm chính C, Dm, Em, F, G, Am, Bdim (giả sử coi như bạn đã biết). Thì bài hát nào giọng C trưởng thì các nốt giai điệu chắc chắn sẽ rơi vào 7 nốt trong giọng và các hợp âm khi đệm hát solo chủ yếu là các hợp âm trong giọng.

=> Chúng ta phải luyện ngón, luyện các nốt nhạc trong giọng để quen tay quen nốt từ đó dò nốt cho nhanh, và hình thành cảm âm bài hát, giúp đệm hát nhanh, solo nhanh bài hát đó


+ Âm nhạc cổ điển, hiện đại; các bài hát sáng tác chủ yếu là giọng trưởng, giọng thứ
+ Giọng thứ được sinh ra từ giọng trưởng nên chỉ cần nghiên cứu giọng trưởng là hiểu hết
+ Giọng trưởng có 3 đặc điểm:
– Có 7 nốt nhạc
– Qui luật: 2212221 (đơn vị nửa cung)
– Tính chất: vui tươi sáng

=> VD giọng C trưởng gồm 7 nốt: C D E F G A B C



Hotline: 096.816.2095 (Mr. Đức)

Contact Me on Zalo